Trong trồng trọt Kiểm soát loài gây hại

Canh tác

Phương pháp phòng trừ sâu hại bằng kỹ thuật canh tác là phương pháp cơ bản, rất quan trọng, đơn giãn, dễ làm, ít tốn kém. Phương pháp phòng trừ sâu hại bằng kỹ thuật canh tác nhằm tạo ra môi trường sinh thái mới không phù hợp với yêu cầu sinh sống của đối tượng dịch hại cần phòng trừ nhưng không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, làm cho đối tượng dịch hại không phát triển được, hoặc di chuyển đi nơi khác hoặc bị tiêu diệt. Phương pháp phòng trừ sâu hại bằng kỹ thuật canh tác gồm các biện pháp như dùng giống kháng là dùng giống ngắn ngày để dịch hại không hoàn thành chu kỳ (vòng đời) nhằm làm giảm mật số sâu và giảm nhẹ thiệt hại do sâu gây ra.

Để tránh những đối tượng dịch hại nguy hiểm có khả năng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, người ta bố trí lịch thời vụ tránh những tháng đối tượng này có khả năng phát triển mạnh Một số đối tượng dịch hại có khả năng làm giảm năng suất lúa như nhện gié, rầy cánh trắng, bù lạch thường xuất hiện gây hại trong điều kiện khô hạn người ta bố trí lịch thời vụ tránh khô hạn ở giai quan trọng của cây lúa mà những loại dịch hại này có khả năng làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Xuống giống đồng loạt, thu hoạch nhanh nhằm cắt dứt nguồn thức ăn của sâu hại trên đồng làm giảm mật số sâu hại và giảm nhẹ thiệt hại do chúng gây ra.

Gieo trồng với mật dộ thích hợp cũng là biện pháp phòng ngừa sâu bệnh, lúa gieo quá dầy tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá, bệnh đốm vằn, rầy nâu, sâu cuốn lá, phát triển. Mặt khác việc gieo sạ dầy còn cản trỡ hoạt động của thiên địch nhất là loài ký sinh trứng sâu và trứng rầy chính vì lẻ đó mà sâu hại phát triển mạnh trên ruộng sạ dầy. Còn ruộng gieo sạ quá thưa hấp dẫn sâu đục thân đến đẻ trứng và dễ bị ruồi đục lá gây hại, mặt khác việc sạ thưa còn tạo điều kiện cho cỏ dại mọc, cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa. Trên cây bắp nếu gieo dầy cây dễ bị bệnh đốm lá, bệnh đốm vằn gây hại.

Cây nhử

Trồng cây bẩy mỗi loại dịch hại đều biểu hiện ưa thích một số cây trồng hoặc thường gây hại ở giai đoạn sinh trưởng nào đó của cây trồng. Dựa vào đặc diểm này của sâu hại người ta trồng cây bẩy nhằm mục đích thu hút và tập trung sâu hại vào một nơi nhất định để tiêu diệt, ngăn chặn chúng xâm nhập vào cây trồng chính. Cây bẩy có thể là loại cây khác với cây trồng chính, hoặc cùng loại với cây trồng chính được trồng với diện tích nhỏ (từ 1 đến vài phần trăm so với diện tích chính vụ) sớm hơn thời điểm xuống giống cây trồng chính hoặc sử dụng giống ngắn ngày.

Trồng cây bẩy là biện pháp có nhiều triển vọng được được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Brazil, Nigeria trồng giống đậu nành chín sớm bên cạnh đậu nành chính vụ để tiêu diệt bọ xít xanh, bọ rùa ăn lá) Ở Mỹ, Nicaragua trồng bông vải giống chín sớm bên cạnh giống bông chính vụ để diệt bọ vòi voi hại bông. Ở Nghệ An dùng giống lúa chín sớm trồng bên cạnh lúa chính vụ để diệt bọ xít hôi. Trồng xen cây hướng dương vào mép liếp đậu phộng để thu hút bướm sâu xanh, sâu khoang đến đẻ trứng. Trồng cây cải xanh (mù tạc) để hấp dẫn sâu tơ đối với cây bắp cải hay trồng xen cây cà chua với cây bắp cải để hạn chế sâu tơ gây hại (2 liếp bắp cải xen 1 liếp cà chua).

Luân canh

Luân canh với cây trồng khác, luân canh thay đổi cây trồng khác nhau sẽ hạn chế sâu bệnh phát triển. Đối với một số loại côn trùng có tính ăn chuyên tính cao (chỉ gây hại một loại, hoặc 1 họ cây trồng), đối với loại côn trùng này chúng phát triển rất mạnh trên cây ký chủ thích hợp và dễ dẫn đến thiệt hại nặng về năng suất (rầy nâu, sâu tơ) để làm giảm mật số côn trùng này nhằm làm giảm nhẹ thiệt hại do côn trùng gây ra, người ta chuyển trồng loại cây trồng khác hoặc cây họ khác làm mất nguồn thức ăn chính nên côn trùng không gây hại được. Trồng đậu phộng trên đất lúa nước sẽ hạn chế được bệnh chết ẻo, chết xanh, thúi củ do vi khuẩn gây ra trên đậu phộng. Đối với bệnh này dùng thuốc hoặc các biện pháp khác không có hiệu quả.

Thiên địch

Một con chuồn chuồn đang ăn một con bọ

Phương pháp sinh học còn gọi là đấu tranh sinh học, trong bảo vệ thực vật người ta dùng các loài sinh vật có lợi hay các sản phẩm hoạt động của chúng để ngăn ngừa hoặc làm giảm thiệt hại do các loại sâu bệnh gây ra cho cây trồng. Lợi dụng vào lực lượng thiên địch rất phong phú, đa dạng có sẳn trong tự nhiên, người ta sử dụng các loại thiên địch này để kiềm hãm sự phát triển của côn trùng gây hại. Đây là biện pháp đạt hiệu quả rất lớn, ít tốn kém trong việc phòng trừ sâu hại mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng, cũng không gây ô nhiễm môi trường và an toàn cho người tiêu dùng sản phẩm.

Sử dụng côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi. Các loại côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi còn được gọi là thiên địch còn có nghĩa là kẻ địch tự nhiên của sâu hại cây trồng.

  • Côn trùng bắt mồi: là các loại côn trùng dùng chân, hàm bắt sâu hại và ăn thịt chúng. Một số côn trùng trong nhóm này là nhiện, bọ rùa, kiến 3 khoang, bọt xít, chuồn chuồn kim.
  • Côn trùng ký sinh: là các loại côn trùng có ích, chúng đẻ trứng vào cơ thể sâu hại hoặc ký sinh lên trứng sâu hại, sau đó trứng nở ra ấu trùng ăn các bộ phận bên trong cơ thể sâu làm cho sâu chết. Đại diện trong nhóm này là nhóm ong ký sinh như ong cự ký sinh sâu non (Itoplectis narangae), ong vàng (Xanthopimpla sp), ong xanh (Tetrastichus schoenobii) ký sinh sâu đục thân, ong kén nhỏ (Macrocentrus philippinensis), ong đa phôi (Copidosomopsis nacoleiae) ký sinh sâu cuốn lá nhỏ.

Các loại thiên địch được dùng trong phương pháp sinh học có thể là những loài côn trùng có sẳn trong hệ sinh thái ở địa phương, tạo các điều kiện thuận lợi để chúng phát triển và tiêu diệt các loài sâu hại. Nhưng cũng có những loài thiên địch được nhập từ nước ngoài về để bổ sung cho hệ sinh thái địa phương.

Có trên 50.000 loài thiên địch có trong tự nhiên. Trong đó quan trọng nhất là các loài thiên địch thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera)và ruồi thuộc bộ 2 cánh (Diptera), Các loài côn trùng bắt mồi chủ yếu thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh nữa (Hemiptera) và một số thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Các loài thiên địch được chia ra làm 3 nhóm sinh học chính là nhóm thiên địch rất chuyên, nhóm này chỉ ăn 1 hay 2 loài ký chủ (ong đen kén trắng lập thể Cotesia chuyên ký sinh sâu cuốn lá nhỏ, ong mắt đỏ Trichogramma joponicum ký sinh sâu đục thân). Nhóm thiên địch tương đối chuyên gồm các thiên địch ăn sâu hại trong cùng một họ côn trùng. Nhóm đa thực là thiên địch ăn sâu hại thuộc các bộ côn trùng khác nhau.

Ví dụ về các loài côn trùng ăn thịt có ích bao gồm các chi Orius, chi bọ mắt lớn (Geocoris), và một ít loài thuộc họ Bọ rùa (Coccinellidae) (thường có xu hướng bay đi), tất cả đều ăn một loạt các loài sâu rệp gây hại cho cây trồng. Các loài thuộc họ Bọ cánh màng có gân (Neuroptera) cũng rất hiệu quả nhưng chúng thường bay đi. Các loài bọ ngựa (Mantodea) lại di chuyển chậm hơn và ăn ít hơn rất nhiều. Ong bắp cày ký sinh có hiệu quả đối với con mồi mà họ đã chọn, nhưng giống như tất cả các loài côn trùng nhỏ khác thì chúng có thể kém hiệu quả ở ngoài trời vì gió sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của chúng.

Ở châu Phi phần lớn rệp sáp bột hồng đã được kiểm soát, nhờ có ong ký sinh Anagyrus lopezi, một kẻ thù tự nhiên chuyên biệt của dịch hại. Tại Thái Lan ngay từ khi phát hiện loài rệp này lần đầu tiên cũng đã nhanh chóng phóng thích loài ong ký sinh này và đã thu được hiệu quả[7]. Tỉnh Quảng Trị đã đề ra giải pháp trồng sắn xen lạc là biện pháp canh tác tốt để giữ thiên địch, kiểm soát rệp sáp bột hồng, sử dụng các loài thiên địch tự nhiên như: ong ký sinh; bảo vệ và lợi dụng các loài côn trùng bắt mồi ăn thịt trong tự nhiên như bọ rùa, bọ cánh gân, bọ xít đỏ[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiểm soát loài gây hại http://www.cals.ncsu.edu/course/ent425/text19/tact... http://palimpsest.stanford.edu/bytopic/pest/ http://entomology.ifas.ufl.edu/pestalert/ //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14645467 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18944450 http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/vi... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/10-ca... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/12-ca... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/cach-... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/duoi-...